Mặc dù là loại bếp tiết kiệm nhất, đun nấu nhanh nhất, sạch sẽ nhất và có thẩm mỹ cao nhất, nhưng vẫn có những yêu cầu nhất định đối với người dùng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như chính độ bền của sản phẩm. Dưới đây những lưu ý khi sử dụng bếp từ
Sử dụng nguồn điện phù hợp
Các loại bếp từ thường hoạt động ở mức công suất từ 200 – 2000W, đây là mức công suất khá lớn nên bạn cần phải lưu ý trong việc sử dụng nguồn điện nếu không dễ ra chập cháy. Phải dùng các phích cắm ổ cắm riêng, dây điện phải chịu được tải của công suất bếp từ, với tiết diện tối thiểu 0,75mm2 để đảm bảo an toàn. Không sử dụng bếp từ bằng những nguồn điện không ổn định dễ gây cháy hỏng các thiết bị điện.
Những ngày hè này, nguồn điện được sử dụng nhiều, nhất là vào giờ cao điểm nên nhà bạn cần phải có ổn áp để ổn định điện áp. Điều này giúp tạo được dòng điện hoạt động ổn định trong bếp từ, giúp kéo dài tuổi thọ bếp. Tốt nhất, bạn nên sử dụng dây điện 5A cho bếp.
Lắp đặt sai vị trí, khu vực bí khí, ẩm ướt, hoặc quá sát tường
Tại sao bạn nên để các kỹ thuật viên lắp đặt bếp từ giúp bạn? Đây chính là lý do, họ biết tính toán khoảng cách và vị trí lặp đặt sao cho không chỉ thuận tiện cho gia chủ mà còn đảm bảo cho bếp từ có vị trí hoàn hảo để hoạt động. Nếu bạn cắt đá và lắp bếp từ quá sát tường, khu vực bí bách sẽ khiến không khí không thể lưu thông, làm giảm hiệu quả tản nhiệt của bếp từ. Ngoài ra, bạn cần tránh lắp bếp ở khu vực ẩm ướt vì đây là môi trường lý tưởng cho sâu bọ côn trùng chui vào làm ảnh hưởng đến linh kiện. Khí ẩm cũng khiến linh kiện bếp dễ bị oxy hóa, kém bền, dễ chập cháy, rò rỉ điện.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với bếp dễ bị bỏng
Sau khi nấu thức ăn xong, bề mặt bếp rất nóng do nhiệt từ đáy nồi tác động xuống mặt bếp. Vì thế, những lúc như vậy bạn không được chạm tay vào mặt bếp nếu không muốn bị bỏng. Khi bảng thông báo mất đi chữ H thì lúc đó mặt bếp đã trở nên nguội hơn và không gây bỏng cho bạn khi tiếp xúc nữa, lúc này bạn có thể vệ sinh mặt bếp dễ dàng.
Xem ngay: Bếp từ Bosch – Truyền nhiệt nhanh, an toàn tuyệt đối
Đặt mạnh nồi chảo xuống mặt bếp
Bất kể loại bếp nào thì việc đặt nồi chảo lên mặt kính bếp cũng xin hết sức nhẹ tay. Xin lưu ý, khả năng chịu lực khác hoàn toàn với lực va đập. Mặt kính có thể vẹn nguyên khi bạn đặt nhẹ nhàng và đun nấu cả một nồi luộc gà 10 lít nhưng có thể bị nứt vỡ ngay khi bạn tuột tay làm rơi chảo (1.5kg) từ độ cao chỉ 30cm. Vì vậy, quý khách hãy lưu ý đặt và di chuyển nồi chảo thật nhẹ nhàng, tránh kéo lê kẻo làm xước mặt kính.
Không nên ngắt điện ngay khi nấu xong
Khi quá trình nấu của bạn kết thúc là lúc quạt tản nhiệt bên trong hoạt động để làm nguội lại các linh kiện của bếp. Vì thế, nếu bạn ngắt điện ngay lúc này đồng nghĩa với việc làm mát cho thiết bị bên trong bếp sẽ không thể xảy ra, rất dễ làm bếp quá nóng, giảm độ bền của bếp.
Đun nấu liên tục ở công suất cao
Cũng giống như con người, thiết bị bếp cũng cần được nghỉ ngơi. Việc hoạt động với tần suất cao sẽ “vắt kiệt sức” của bếp. Lời khuyên của các chuyên gia bếp từ là hạn chế sử dụng chức năng Booster (Công suất tăng cường). Khi sử dụng chức năng này thì chỉ nên dùng 1 vùng nấu, không nên đun nấu thêm ở các vùng nấu khác. Không nên liên tục đun nấu trong một thời gian dài ở công suất cao có thể khiến bếp bị quá nhiệt, sốc nhiệt. Những lỗi quá nhiệt này có thể làm hỏng cảm biến. Nên có thời gian nghỉ để bếp tự làm mát sau quá trình đun nấu cường độ cao. Và nên mở cửa tủ dưới để đảm bảo bếp luôn được thông thoáng.