Hiện nay, bếp từ là một thiết bị nấu ăn thông minh thiết yếu đang trở thành xu hướng trong mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, cũng giống như các thiết bị điện tử khác, để sử dụng sao cho hiệu quả chúng ta cần hiểu về những quy tắc riêng của bếp. Bài viết dưới đây, Gia Dụng Linh Việt sẽ chia sẻ những điều cần lưu ý khi dùng bếp từ, mời bạn đọc tham khảo.
Yếu tố cần biết khi lắp đặt bếp từ
Xác định vị trí lắp đặt bếp từ phù hợp
Bởi bếp từ được hoạt động bằng điện, vì vậy chúng ta cần lắp bếp ở vị trí gần nguồn điện, khô thoáng, tránh các nguồn nước và nguồn lửa để đảm bảo độ bền. Không chỉ vậy, bếp từ còn cần tránh lắp đặt cạnh tủ lạnh, tủ đông, sát tường và các thiết bị có độ ẩm lớn có thể làm ngưng tụ nước, những điều này sẽ gây hỏng hóc thiết bị.
Với các hộ gia đình lắp bếp từ âm, chúng ta cần để ý đến kích thước khoét đá của bếp, cần rộng hơn 1cm so với kích thước thực tế của bếp. Không lắp đặt bếp trực tiếp phía trên máy rửa bát, tủ lạnh, tủ đá, máy giặt hoặc máy sấy quần áo,.. vì độ ẩm có thể làm hỏng bộ phận điện tử của bếp.
>>>Xem thêm: Báo giá robot hút bụi lau nhà rẻ nhất tại Linh Việt
Nguồn điện kết nối với bếp từ ổn định
Các loại bếp từ trên thị trường hiện nay đều hoạt động với mức điện áp 220V, chính vì vậy, chúng ta cần phải đảm bảo hiệu suất nguồn điện phải cung cấp đủ từ 190-240V. Chúng ta cần chú ý đến thông số này để đảm bảo thiết bị không có nguy cơ cháy nổ.
Một số lưu ý sau khi hoàn thành lắp đặt bếp từ
Với thiết kế lắp đặt bếp từ âm bàn, chúng ta cần bắt đai giữ bếp với mặt bàn bếp để tránh bếp bị dịch chuyển trong quá trình sử dụng.
Để lau sạch bếp chúng ta cần dùng khăn ẩm thấm nước hoặc nước rửa chén với khăn mềm.
Kiểm tra khả năng vận hành của bếp sau khi lắp đặt bằng cách nấu thử.
Những lưu ý khi dùng bếp từ một cách an toàn và hiệu quả
Sử dụng chất liệu nồi, xoong chảo phù hợp
Để bếp từ có thể sử dụng được, chúng ta cần dùng nồi, xoong hoặc chảo được làm từ các chất liệu có đặc tính nhiễm từ hoặc có đáy nhiễm từ.
Cụ thể:
- Chất liệu thép không gỉ/inox: đây là chất liệu hoàn hảo cho việc nấu nướng trên bếp từ bởi độ bền và dễ làm sạch chất bẩn.
- Chất liệu gang: là chất dẫn nhiệt chậm nhưng giữ nhiệt rất tốt và cho phép nấu đều khi đạt đến nhiệt độ nấu nhất định.
- Nồi tráng men sắt, gang tráng men cũng có thể dùng cho bếp từ khi có gắn thêm đáy bắt từ
Chúng ta không nên sử dụng chất liệu nồi, chảo cho bếp từ như: Thép không gỉ tinh khiết, Nhôm, Thuỷ tinh, Gỗ, Gốm, Sứ, Đồ đất nung,…
>>>Xem thêm: Cách sửa máy giặt báo lỗi E2 với 3 bước đơn giản
Dụng cụ kim loại khi nấu ăn cần hạn chế sử dụng
Chúng ta cần hạn chế sử dụng dụng cụ nấu ăn kim loại bởi khả năng chịu nhiệt của các loại muỗng và dụng cụ nấu ăn bằng kim loại thấp có thế gây bỏng khi sử dụng chính vì vậy, các dụng cụ kim loại đó cần phải có khả năng chịu nhiệt cao và có tay cầm cách nhiệt. Tốt hơn hết, chúng ta nên chọn các dụng cụ nấu ăn được làm từ tre, gỗ,…
Tắt bếp vài phút trước khi chín thức ăn để tiết kiệm điện năng
Khi nấu thức ăn gần xong, chúng ta nên tắt bếp trước khoảng vài phút bởi hơi nóng trên mặt bếp còn lại sẽ đủ để tiếp tục làm chín đồ ăn. Với cách này, sẽ giúp chúng ta vừa tiết kiệm điện năng, lại giúp thức ăn chín vừa tới, ngon miệng hơn.
Rút dây nguồn sau khi tắt bếp khoảng 20 phút
Khi tắt bếp từ, hệ thống quạt trong bếp vẫn sẽ hoạt động để làm nguội các bộ phận bên trong của bếp, giảm sự tác động của nhiệt đối với tuổi thọ của sản phẩm. Do vậy, chúng ta không nên rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng bởi đây có thể là nguyên nhân khiến bếp của chúng ta nhanh hỏng hơn.
Với những thông tin chia sẻ trên qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp bạn đọc nắm vững các quy tắc an toàn khi sử dụng bếp từ đúng cách và hiệu quả.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
SHOWROOM HÀ NỘI
Địa chỉ: B5.24, Lotus3, Khu biệt thự Vinhomes Botanica, đường Hàm Nghi, quận Nam Từ Liêm
Điện thoại: 024.32033998
SHOWROOM TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 275 Phan Đình Phùng, phường 15, quận Phú Nhuận
Điện thoại: 0963.199.915