Bếp từ là một thiết bị nhà bếp hiện đại và thông minh. Khi người dùng có những thao tác sai, bếp từ sẽ báo lỗi. Thế nhưng nếu chưa tìm hiểu qua thì không phải ai cũng biết cách giải quyết.
Vì sao bếp từ mất nguồn, không lên điện khi sử dụng? Vì vậy, trong bài viết này, Gia Dụng Linh Việt sẽ giải thích ý nghĩa của các mã lỗi và đưa ra cách giải quyết đơn giản nhất cho người dùng.
1. Vì sao bếp từ mất nguồn, không lên điện?
Một số mã lỗi E từ cảnh báo của nhà sản suất cũng là nguyên nhân khiến bếp từ mất nguồn, không lên điện hoặc không nhận nồi:
Bếp từ báo lỗi E0
Bếp từ báo lỗi E0 có nghĩa trên bếp không có dụng cụ đun nấu hoặc dụng cụ đun nấu không tương thích.
Cách xử lý mã lỗi E0 rất đơn giản: Hãy chọn những dụng cụ nấu nướng như xoong, nồi, chảo,… có đáy nhiễm từ tính để tương thích với bếp từ. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị sẵn thực phẩm, xoong nồi sẵn sàng sau đó mới bật bếp và đun nấu.
Bếp từ báo lỗi E1
Bếp từ báo lỗi E1 khi bếp từ của bạn có mức nhiệt độ quá cao có thể do hoạt động lâu, quạt tản nhiệt hỏng hay bị che chắn khiến nhiệt độ thiết bị nóng.
Cách giải quyết mã lỗi E1 cũng không khó khăn. Bạn hãy tắt ngay thiets bị và kiểm tra quạt tản nhiệt có bị bít kín hay không. Sau đó, đợi 10 phút để bếp từ nguội lại rồi tiếp tục sử dụng, nếu bếp từ của bạn thường xuyên báo lỗi E1, hãy báo ngay với nhân viên kỹ thuật để được hỗ trợ kiểm tra.
Bếp từ báo lỗi E2
Bếp từ báo lỗi E2 khi xoong, nồi, chảo đặt trên bếp nhưng không chứa thức ăn.
Với trường hợp này người dùng có thể xử lý đơn giản bằng cách chuẩn bị sẵn đồ ăn, đặt xoong, nồi, chảo có sẵn thức ăn lên bếp sau đó mới bật bếp.
Bếp từ báo lỗi E3
Bếp từ báo lỗi E3 khi nguồn điện thấp hơn 170V, lúc này bếp hoạt động không ổn điện, với công suất trên 2000W nguồn điện thường ở mức 220V phù hợp với nguồn điện lưới sử dụng của gia đình.
Cách xử lý lỗi này là hãy tắt bếp từ và kiểm tra nguồn điện gia đình, nên sử dụng ổn áp để ổn định nguồn điện. Đặc biệt không nên dùng chung nguồn bếp từ với các thiết bị có công suất lớn khác như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng hay điều hòa, tivi…
Bếp từ báo lỗi E4
Bếp từ lỗi E4 là khi nhiệt độ xoong nồi vượt 280 độ C, dòng điệ cao tình huống này có thể gây cháy thức ăn, bỏng cho người dùng. Mã lỗi E4 xuất hiện là lúc bếp tự ngắt giúp bảo vệ cả thiết bị và người dùng.
Cách xử lý mã lỗi E4 rất đơn giản, chúng ta chỉ cần tắt bếp thiết bị và nhấc xoong nồi ra ngoài để nguội khoảng 5 – 10p sau đó tiếp tục nấu nếu còn cần thiết.
Bếp từ báo lỗi E5
Bếp từ báo lỗi E5 khi bộ phận trở cảm biến của bếp từ bị quá nhiệt, gây nguy hại đến thiết bị điện.
Cách xử lý mã lỗi này là nhanh chóng tắt bếp và chờ 5 – 10p để bếp trở về nhiệt độ bình thường và tiếp tục đun nấu.
Bếp từ báo lỗi E6
Bếp từ lỗi E6 khi điện trở tản nhiệt bị ngắn mạch, bếp từ sẽ hiển thị mã lỗi “E6” trên màn hình LCD.
Cách khắc phục của mã E6 này là tắt bếp điện từ, rút dây điện nguồn và mang bếp đến tiệm sửa chữa, trung tâm bảo hành để được hỗ trợ, xử lý sự cố.
2. Bếp từ mất nguồn không vào điện
Nguyên nhân dẫn đến bếp điện từ bị mất nguồn không vào điện là do:
- Bếp bị hỏng sò công suất
- Cảm biến nhiệt trên mâm từ bị hỏng
- Linh kiện bếp từ đang bị hỏng
- Tụ điện bếp từ bị hỏng
- Bếp bị hỏng đứt cầu chì
Để khắc phục tình trạng này bạn nên nhờ đến đơn vị sửa chữa bếp từ/ trung tâm bảo hành giúp bạn xửa lý.
3. Bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng
Nguyên nhân và cách khắc phục bếp từ chạy nhưng không nóng:
- Điện áp không ổn định hoặc nó không đủ hiệu suất để cung cấp điện cho bếp từ hoạt động. Để khắc phục được lỗi này, bạn chỉ cần kiểm tra hiệu suất nguồn điện của gia đình mình xem nó có phù hợp với bếp từ hay không. Bạn chỉ cần dùng nguồn điện đủ lớn, phù hợp với hiệu suất điện cho phép của dòng bếp từ là xong.
- Trong quá trình sử dụng, bộ phận tụ điện lọc nguồn 5uF sẽ yếu dần đi, dẫn đến việc bề từ vẫn chạy nhưng không nóng do khả năng điện dung của tụ điện giảm, năng lượng điện thấp, không đủ khả năng cung cấp cho bếp từ. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thường xuyên bảo hành, bảo trì và thay thế định kỳ tụ lọc điện 5uF khi thấy bếp có dấu hiệu tụ điện yếu.
- Chết sò công suất IGBT. Trường hợp nhẹ hơn khi IGBT bị chết ở dạng đứt mạch (đứt CE), thì bếp từ vẫn sẽ sáng, quạt làm mát vẫn sẽ hoạt động nhưng không làm nóng dụng cụ nấu. Đây là linh kiện rất quan trọng của bếp từ, chính vì thế mà bạn cần thay thế linh kiện này khi đứt CE.
- Sử dụng không đúng chất liệu xoong nồi. Nó sẽ không “hợp tác” với tất cả các chất liệu có đáy xoong nồi nào không nhiễm từ. Vì thế, nếu bạn gặp phải trường hợp này thì rất có thể bạn đang sử dụng không đúng các loại xoong nồi chảo phù hợp khi nấu trên bếp từ.
4. Bếp từ không nhận nồi
Do chất liệu nồi
Các loại nồi dành cho bếp từ bao gồm chất liệu nồi có đáy nhiễm từ, nồi inox cao cấp, men sắt, thép không gỉ. Đặc biệt, các loại nồi được làm bằng inox phải đảm bảo chất liệu inox 430 hoặc đáy có lớp inox 430. Hoặc các bộ nồi, chảo bằng gang tráng men, trong thành phần của gang chứa lượng sắt nhỏ, có từ tính, có thể sử dụng cho bếp từ.
Các chất liệu bếp từ không nhận là nồi nhôm, nồi thủy tinh, nồi đất… loại nồi này không thể được làm nóng bởi nó có hiệu suất sinh nhiệt thấp. Vì thế, nguyên nhân có thể do chất liệu xoong nồi bạn đang sử dụng không phù hợp với bếp từ làm bếp từ không nhận nồi.
Cách khắc phục: Chọn loại nồi có đáy nhiễm từ. Sử dụng nam châm để kiểm tra bộ nồi bạn đang sử dụng. Nếu đáy nồi hút chặt cục nam châm thì đó là chất liệu nồi bạn có thể sử dụng được cho bếp từ.
Do vị trí đặt của nồi nấu
Nếu bạn đặt phần đáy nồi lệch hẳn với vị trí của vùng nấu thì bếp sẽ không nhận được nồi và sẽ cảnh báo lỗi.
Cách khắc phục: Đơn giản bạn chỉ cần đặt đúng vị trí nồi và bếp sẽ hoạt động bình thường.
Do đáy nồi không bằng phẳng
Ngoài việc quan tâm đến chất liệu xoong nồi, nếu bạn sử dụng nồi có đáy không bằng phẳng, đáy lồi lõm, cong vênh, bếp từ cũng sẽ không nhận nồi.
Cách khắc phục: Bếp từ chỉ nhận và làm nóng với các đáy nồi bằng phẳng, có kích thước trên 10cm. Nếu kích thước nồi từ quá nhỏ, nhỏ hơn 10cm bếp từ sẽ không nhận.
Do công suất điện của bếp từ
Khi thiết kế thì mỗi loại bếp từ hoặc thương hiệu bếp từ đều có thiết kế công suất điện phù hợp là khác nhau. Tùy theo nguồn điện, hiệu điện thế mà bếp sẽ có mức công suất và tần số khác nhau.
Cách khắc phục: Bạn có thể thử tăng mức công suất nấu thử xem bếp có cải thiện gì không. Hơn nữa, khi mua bếp từ, bạn cũng nên tìm hiểu trước hiệu suất bếp từ. Chọn các dòng sản phẩm bếp từ phù hợp với hiệu điện thế của Việt Nam, phù hợp với công suất nấu ăn để hạn chế tốt nhất trường hợp bếp từ không nhận nồi.
Do cảm biến hoặc IC của bếp bị hư hỏng
Nếu bạn kiểm tra bếp từ của mình không nhận nồi nhưng không phải do các lỗi trên đây. Chắc có lẽ bếp từ của bạn đang bị hư, hỏng bộ phận cảm biến hoặc IC điện.
Cách khắc phục: Cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản nhất trong trường hợp này chính là thay, sửa cảm biến hoặc IC của bếp từ. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý, thay sử hay tháo dỡ các linh kiện hay bộ phận của bếp từ. Điều này cần phải thực hiện bởi các chuyên gia để có cách xử lý tối ưu nhất.
Trên đây là những lỗi và cách khắc phục đơn giản nhất của bếp từ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Gia Dụng Linh Việt để được tư vấn nhanh nhất.